CHUYÊN MỤC
ĐỒNG TÂM
LỊCH ÂM DƯƠNG
LIÊN KẾT WEBSITE
Thông tin TOTHA » TOTHA  » Chi tiết
 
Tam Bảo của các Tôn Giáo tt1
(TOTHA)Tuỳ vào nội dung cùng văn hoá tín ngưỡng của con người mà biểu tượng tam bảo làm nền tảng, chổ dựa tâm linh phát khởi cùng nhân sinh quan nhận thức (thức theo tâm sinh khởi), mang nét đặc thù riêng của mỗi tôn giáo...

          Do đa phần các Anh/Chị/Em học viên theo học TOTHA đều mang chung niềm đam mê nghiên cứu Phật học, mặt khác hiện nay theo sự nhận định của đa số các tầng lớp trí thức trên thế giới đều có chung kết luận về tính : "Khoa học, Bình đẳng và Đại chúng" hàm chứa trong giáo pháp của Phật học nguyên thuỷ (chính thống). Do đó, chúng ta hãy cùng nhau phân tích tiếp ý nghĩa sâu sắc về khái niệm (nói đúng hơn đó là Chánh Niệm) của hai từ Tam Bảo hàm chứa nội dung tổng quan và sâu sắc trong giáo pháp của Phật học :

       Hợp nghĩa :

                     Quy Y :        Theo đúng chính xác, Làm đúng theo một cách chính xác (tuyệt đối)

                     Tam Bảo :     Ba điều hằng lưu tâm (giữ gìn, bảo lưu, khắc ghi)

            Quy Y Tam Bảo :   Hướng tâm theo đúng chính xác tránh không bị sai lệch trong việc tu tập nhằm để đạt được thành tựu, bằng cách phải luôn hằng tâm (giữ gìn, bảo lưu, khắc ghi) 3 điều thiết yếu, đó là : PHẬT -  PHÁP – TĂNG

 

      Liễu nghĩa :

            Bám sát tuyệt đối tâm thức thể thành tựu (chứng đắc) 3 điều thiết yếu (trọng yếu) Phật-Pháp-Tăng sẽ dần được giải thoát .

 

+ Phật: :    Thành tựu Giác ngộ 

+ Pháp :    Thành tựu quán thông Chánh Pháp

+ Tăng :    Thành tựu Đn thể Phát triển và dung hoà hợp nhất

 

۞Phân tích vấn đề :

      * Thành tựu Giác ngộ :     [PHẬT]

         Là kết quả của công phu tập luyện chỉnh sa (tu tập) Trí Tâm  thành tựu (đắc thành) thể nhập (hợp nhất) Trí Bát nhã (khai minh tánh không) và Tâm Bồ đề  (đại thừa từ, bi, hỉ, xả tỏa khắp) xuyên suốt (thấu quán) đến tận cùng (Ba la mật đa) mọi quy luật của Vũ trụ. Trí Bát nhã và Tâm Bồ đề Ba la mật đa đã được tổng hòa thành năng lực Tuệ giác (Huệ năng) siêu việt quán triệt xuyên suốt Trường năng lượng Không-Thời gian vươt khỏi mọi giới hạn (vô biên, phi tường phi phi tưởng xứ) để không còn bị vướng kẹt (vô vi) hay bám víu vào thế giới Danh - Sắc (Chấp Pháp) và Tự Tôn (Chấp Ngã) vào sự tối cao (Vô Thượng), cũng như sự ngang bằng (Vô Đẳng), thì sẽ nhận ra ngay (ngộ ra) sự thật (chân lý tuyệt đối) kỳ diệu vĩnh hằng (diệu hữu) Ta cùng Vũ trụ đều là một (Chân Không Diệu hữu), sẽ chấm dứt không còn nữa sự trôi chảy của những hiện tượng (Vi /Vĩ mô và Hữu /Vô hình)  trong và ngoài (nội và ngoại thức) ta nữa. Tất cả đều là sự thoáng qua tựa như : cái bóng kia tan hợp vô chng rồi biến đi theo tia sáng khúc xạ lướt qua ; áng sương tỉnh mịch đang loang phủ khắp màn đêm….dần tan biến đi vào lúc trời hừng sáng ; muôn áng mây với nhiều  sắc màu, tướng dạng nhởn nhơ lang bạt trên bầu trời thênh thang, đang tự do đây đó bất ngờ đành phải chịu cảnh hợp tan sau cơn gió lộng ; kìa là từng chuỗi bọt khí kết hoa, từng đám bọt nước đủ hình dạng (sắc tướng) đang được hình thành rồi lại v tan theo cơn gió thảng qua, những đợt sóng vô tình cuốn trôi mãi rồi sinh, rồi diệt ; tia chớp trên bầu trời chợt  lóe lên rồi mất hút,…Tất cả đều đã qua rồi giấc chiêm bao mơ màng trong mê thức vô minh, tức ta đã tĩnh ra (giác) và đã nhận diện (ngộ) ra hoàn toàn sự thật (chân lý) nầy, tức Ta không còn đến và không còn đi (Như Lai) nữa.... Ta đã thành tựu Giác ngộ (Phật).(Xem thêm 1), (Xem thêm 2), (Xem thêm 3), (Xem thêm 4)  

      Đây chính là điều mà Đức Phật luôn mong muốn chúng sanh mau chóng nhận ra (Ta là Phật đã thành, Chúng sanh là Phật sẽ thành) chân lý tàn ẩn trong tâm của mọi chúng sanh, bởi sự sai lầm mê muội dấn dần vào ái lực của Danh-Sắc níu kéo, làm lu mờ đi ánh sáng của tuệ giác tinh anh xuyên suốt Tam giới (Dục giới, Sắc giới và Vô Sắc giới), khiến Trí Tâm ta ngày càng bị phân tách rời xa.. mất dần đi sự sáng suốt (vô minh) để nhận ra chân lý (Tất cả các pháp hữu vi như bóng, như bọt nước có gì khác đâu sương mai, như tia chớp lóe qua như giác chiêm bao mơ màng)....Do đó, nếu đã lở bước sai lầm tách xa đường chân lý (chánh đạo), thì bản đồ (pháp) trực chỉ rõ ràng và đích thực (chánh pháp) nằm tại nơi tâm (Hãy ngó vào tâm đặng mà thắp đuốc), tìm đâu xa xôi bên ngoài nhuốm quẫn muôn sắc tướng (Sắc tượng trước tướng ắt vướng vô thường, Tâm tưởng sắc tướng ắt vương vô ngã), để rồi bị ưu lạc mãi không tìm ra lối trở về…Bởi vậy, lúc Đức Phật còn tại thế, ngài không tán thành việc tôn tạo hình tượng chiêm bái (chấp ngã) cũng như những nghi thức cầu kỳ (chấp pháp), khiến cho người tu sẽ dễ bị lạc vào ái lực của Danh - Sắc, mãi chấp trước vào (kẹt vào, vướng mắc vào) ngã, pháp giống như Ấn độ giáo, Thần giáo cùng thời bấy giờ, rõ ràng sẽ không tìm ra được lối giải thoát. Thưở ấy, Đức Phật luôn nhắc nhở Tăng Đoàn hãy luôn vận dụng trí tuệ để truy vấn trong, ngoài sự ràng buộc (ảnh hưởng) cùng thế giới hay vạn vật quanh ta (trạch pháp), ngày càng tinh tấn hơn trong việc hiểu biết đúng đắn (chánh tri kiến) và độc lập suy nghĩ phân tích thật đúng đắn (chánh tư duy) các yếu điểm về con người mình để mà chỉnh sửa (tu chỉnh) cho hoàn hảo, đó chính là : Lời nói đúng đắn (chánh ngữ) + Đời sống đúng đắn (chánh mạng) + Hành động đúng đắn (chánh nghiệp) sẽ giúp cho Thân-Tâm mình ngày càng tiến triển một cách tinh vi hơn (chánh tinh tấn) để đạt được sự trong sạch (thanh tịnh) rỗng rang. Đồng thời, luôn thường xuyên tâm niệm (lặp lại, nhắc nhở lại) thật đúng đắn (chánh niệm) 4 điều cơ bản sau : 1- Thân nầy không thật (Tứ đại giai Không) ; 2- Những cảm thụ (Thụ, Thọ) nhận vào cũng vậy (Không bất dị Sắc) ; 3- Tâm nầy vô ngã ; 4- Vạn vật (Pháp) đều do nhân, duyên mà sinh, diệt. Thẩm thấu dần 4 quy luật tất yếu nầy (Tứ niệm xứ) của thế giới Danh-Sắc nhằm giúp ta theo đó quán xét để tự tin (Tín giác chi) mà dần thăng tiến năng lực của Tâm ngày càng tinh khiết (tinh giác chi) hợp nhất được (không còn bị chi phối nữa) của 4 thành phần (nơi, xứ) là :  bản thân (Thân) + những cảm thụ (Thụ) + tâm yêu thương dung hợp (Tâm) + cùng vạn vật (Pháp). Cuối cùng, thân tâm ta đã đạt được sự dung hòa cùng vạn pháp :

                 [ " Mọi người chúng ta đều chung cùng một bản thể. Bản thể ấy không phân biệt nhân và ngã. Tất cả vạn vật đều do nhân duyên hòa hợp mà sinh ra. Không có một vật gì có thể tự nó tồn tại độc lập được. Ta và vạn pháp đã nương nhau mà tồn tại thì việc đem lòng từ bi và những ân huệ để bố thí cho chúng sinh, mới xem ra thì có vẻ như là vì người, mà thật ra thì chính ta cũng có được ích lợi lớn lao ..."]

     Hằng tâm thấu suốt những điều đã nêu trên, sẽ giúp ta tránh khỏi những can nhiễu trong, ngoài (nội, ngoại pháp) làm gây rối cho thân tâm mình, do đó thì năng lực tâm phát hoá từ trong ta mới giữ được vững vàng (an trụ) để tiến sâu vào thiền định một cách đúng đắn (chánh đinh) mới giúp khai mở thành công tuệ giác (trí tâm hợp nhất) đặng mà quán chiếu nhận ra thực tướng của vạn pháp là vô tướng (sinh, diệt bởi nhân duyên) sinh khởi từ Tánh Không mà ra.  Nếu ta đã thức tỉnh (giác) và nhận ra rõ ràng (ngộ ra) điều nầy (sự thật nầy), tức tâm đã buông xả được ái lực của Danh-Sắc níu kéo mãi (luân hồi) trong các cõi của tam giới, tức ta đã được giải thoát! Chẳng phải suốt ngày tháng cứ mãi mệt mài công phu xây đắp tạo dựng cơ ngơi tu tập cho ngày càng nguy nga tráng lệ (chấp pháp) , chế tác tôn tượng chiêm bái đủ dạng màu mè loè loẹt (chấp ngã) hay trì niệm, cầu xin, than vãn đủ điều để xin được thọ ký chứng đắc, công phu dịch thuật, biên tập, sang chế dày đặc những bảng sớ cung thỉnh, sám hối, những nghi thức cầu kỳ, lễ hội thường xuyên, tuyên truyền tán dương Đức Phật như một vị thần linh, một vị thượng đế tối cao,…chuyên quyền ban bố ân huệ, phước lộc, sự giải thoát!...rồi tự thăng tôn công đức mình lên tựa như đã được chứng đắc (chấp ngã). Ta thử cùng đối chiếu lại lời nhắc nhở của Đức Phật xưa kia :

                    [“Người nào ca ngợi Như Lai, tán thán Như Lai mà không chuyên tâm tinh tấn hiểu đúng, hành đúng theo giáo pháp Như Lai mà đã chỉ. Đó chính là phỉ báng nặng nề Như Lai.”] 

                    [Ta không phải là Thượng đế tối cao hay Thần linh chuyên hành quyền phán quyết…mà chỉ là người thầy thuốc chửa lành bệnh Khổ (Dukkha),dẫn đường (Đạo) như bao tiền nhân Minh Triết khác mà thôi, nhằm giúp cho chúng sanh (mọi loài) thoát khỏi sinh, tử, luân hồi nếu ta đi đúng đường (chánh đạo), để tiến tới hoà nhập cùng Chân Không Toàn Giác (Giác Ngộ)…Ta là Phật (người Giác Ngộ) đã thành và chúng sanh là Phật sẽ thành…”] 

                    [”Nếu ai tìm ta bằng sắc tượng, bằng hình thức, cầu ta bằng âm thanh, ấy là người làm sai đạo, không thể thấy ta đặng”.  “Ta” đó là “Phật”.  Hết thảy chúng sanh đều có Phật tánh, mà ai thấy được Phật tánh của mình (ẩn chứa trong ta)ấy là Phật thiệt."]

 

      Liễu nghĩa :

           Như vậy, với cách hành trì công phu tu tập tinh tấn đến mức thuần thục đủ thứ nghi thức cúng bái, vái, lạy sắc tượng (chấp trước ngã pháp) thay cho việc tín nhiệm (Tín giác chi) vào giáo pháp cùng đức tin nơi chính mình sẵn sàng vượt qua mọi chướng ngại (Tin giác chi) có giúp ta tự giải thoát mình được không? hay là ta đã tự trói mình ngày càng chặc vào vòng ái lực của Danh-Sắc (Ngũ Uẫn Bất Không) dẫn dắt dần đến mê tín cực đoan, rồi biến tướng dần thành dị đoan sao mà thoát ra đặng!?...Nói chi đến sự thành tựu Giác ngộ như đã phân tích.

(Xem tiếp)

Các thông tin cùng loại này
» Sự thật về Đức Phật (2018-03-13)
» Ký Ngữ Chuyển Giải trong Phật học nguyên thủy (2018-03-10)
» Bản chất chư pháp (2015-09-03)
» Sáu cửa khai ngộ thật sự (2015-08-01)
» Chánh Tri kiến & Tư duy về Pháp/Giáo pháp (2015-08-08)
» Chánh Tri kiến & Tư duy về Giải thoát (2015-08-01)
» Tri kiến & Tư duy về Công Đức (2017-02-20)
» Quan điểm về Giác Ngộ trong các Tôn giáo (2012-12-11)
» Tam Bảo của các Tôn Giáo (2017-02-20)
» Sơ đồ mô tả Luật Luân hồi (2018-02-10)
» Khái niệm về Tâm thức và Tâm linh theo Pháp luận TOTHA : (2016-11-29)
» NĂNG LƯỢNG TÂM THỨC (2016-11-29)
  1  
 

CÔNG TY KHOA HỌC NĂNG LƯỢNG TÂM THỨC TOTHA
245 Trịnh Đình Trọng, P.Hòa Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM, VN - ĐT0909777929 - 0908883380 - 0909631630 - 0914359159 - Email:   phapluantotha@gmail.com

Copright 2009 www.totha.vn,
All rights reserved

Lượt truy cập: 16179254
Đang online : 19