CHUYÊN MỤC
ĐỒNG TÂM
LỊCH ÂM DƯƠNG
LIÊN KẾT WEBSITE
Thông tin TOTHA » TOTHA  » Chi tiết
 
Quan điểm về Giác Ngộ trong các Tôn giáo
(TOTHA) Giác ngộ là gì? Đây là câu hỏi và đề tài thật phức tạp luôn gây tranh cãi trong Đạo Phật suốt nhiều thế kỷ qua, cách diễn giải dị biệt ( khác nhau), miên viễn ( mơ hồ), huyễn hoặc (ngữ nghĩa siêu thực)... bế tắc!

      Giác ngộ là gì? Đây là câu hỏi và đề tài thật phức tạp luôn gây tranh cãi trong Đạo Phật suốt nhiều thế kỷ qua, cách diễn giải dị biệt ( khác nhau), miên viễn ( mơ hồ), huyễn hoặc (ngữ nghĩa siêu thực)... bế tắc! Nói theo kiểu Thiền Tông Trung Quốc là "không thể giải bày" (bất khả ngôn thuyết).                                                                                                                                                                                           

       Chữ “giác ngộ” trong Đạo Phật, tiếng Pali và Sanskrit đều là “Bodhi”. Tiếng Anh là “enlightenment” hay “awakening” [ Với một số người, chữ  “enlightenment” có thể làm liên tưởng đến phong trào triết học gọi là thời kì khai sáng ở giữa thế kỉ 19. Chữ “awakening” cũng vậy, từ lâu chữ này đã mang một ý nghĩa phục sinh, phục hưng, phục dựng cho các phong trào tôn giáo hay văn hóa của phương Tây]. Khi sử dụng tiếng Anh nên gọi là “Buddhist enlightenment” hay “Buddhist awakening” để rõ nghĩa và phân biệt quan điểm giác ngộ của Đạo Phật (Phật học) với các loại giác ngộ của các giáo phái hay tôn giáo khác.

        Nếu hỏi giác ngộ là gì? Nên biết rằng giữa các tôn giáo, giáo phái có nguồn gốc từ triết học Bà La Môn hoặc các tông phái của Đạo Phật phát triển (cải biên) và giáo pháp của Đạo Phật nguyên thủy (chính thống) đều có những quan điểm và cách giải thích hoàn toàn khác nhau thậm chí mâu thuẩn!... Như vậy, Giác Ngộ chỉ là một từ chung chung, mang những nội dung khác biệt. Cùng nói đến một từ “giác ngộ”, nhưng nếu tìm hiểu cặn kẽ thì rõ ràng cách hiểu về giác ngộ của từng tôn giáo, pháp môn có khác biệt nhau rất nhiều.  Chung qui là do xuất phát  từ những quan điểm triết học khác nhau (môi trường, truyền thống) đã dẫn đến những phương pháp tu tập khác nhau và kết quả là những quan điểm (tư duy luận) và nội dung giác ngộ …không giống nhau.

    * Quan điểm Giác ngộ của các tôn giáo Thần Khải (Do Thái, Thiên Chúa, Hồi giáo)

     Trong các các tôn giáo Thần Khải (Do Thái, Thiên Chúa, Hồi giáo) không có từ “Giác ngộ” (enlightenment). Một người trở thành một vị Thánh là do sự ban phước (blessing) từ Thiên Chúa (Đấng sáng tạo tối cao). Các bậc Thánh được gọi là the “Blessed One” trong tiếng Anh. Nhờ sự ban phước này, các vị Thánh có thể tiếp xúc với Thiên Chúa thông qua sự “Mặc Khải” (revelation). Ví dụ: Đấng Christ mặc khải trong sa mạc. Đấng Mohamed mặc khải trên núi Sinai.

   Các tôn giáo Thần Khải đặt cơ sở trên niềm tin, không có khái niệm “giác ngộ” mà chỉ có khái niệm “được ban phước” từ Thiên Chúa, không có mục đích “giải thoát” mà chỉ có ước muốn đạt tới “thiên đàng”. Thiên đàng này là duy nhất, do Chúa dựng lên và do chúa ngự trị. Trong các thánh đường Hồi giáo (mosque), người ta thấy cảnh giới thiên đàng được vẽ trên các bức vách mô tả cảnh hoan lạc vui sướng, tương tự như khái niệm các cõi trời của dục giới đã được mô tả trong Phật giáo.

 

    *Quan điểm Giác ngộ của Ấn Giáo (gồm nhiều tông phái, đa số thuộc Bà La Môn giáo)   

      Giác ngộ của Ấn Giáo (gồm nhiều tông phái, đa số thuộc Bà La Môn giáo) thường được tin là sự  câu thông (connection) và nhận biết các cõi trời. Sự câu thông này được thực hiện bằng các kĩ thuật thiền định, yoga hoặc thậm chí bằng sức mạnh của đức tin. Theo triết học  Bà La Môn, khi giác ngộ thì  bản ngã cá nhân (Atman) không còn thu thúc trong cơ thể trần gian mà mở rộng đến những cõi to lớn hơn, cao siêu hơn, tùy theo mức độ tu chứng. Cuối cùng là sự “trở thành một” với Đại ngã (Bhraman) với nhiều tên gọi như là :  Đấng toàn năng, Đấng sáng tạo, Thượng đế...

         Các đạo sư Ấn Độ nổi tiếng thường ca ngợi về sự trở thành một với Thượng đế. Sự giác ngộ trong Ấn giáo thường được diển tả bởi cụm từ “Một là Tất cả, Tất cả là Một” (One is all and all is one), hoặc “câu thông với thượng đế”. Trên thực tế, theo nhận định của các triết gia Ấn Độ đương đại, chưa có một tôn giáo nào của Ấn giáo đã thực hiện được sự trở thành một với Brahman. Một số giáo phái của Ấn Độ giáo lấy Brahma (Đại Phạm Thiên), một vị thần trong sắc giới, làm hình tượng để thờ phụng. Một số giáo phái thờ phụng các vị thần Vishnu và Shiva. Còn lại rất nhiều giáo phái khác thờ các vị thần khác nhau dựa vào linh cảm tưởng thức, sự phán truyền của giáo chủ, theo các huyền thoại...

           Truyền thống Vedanta [Vệ đà là một trường phái triết học Ấn Độ phát triển dựa trên Áo nghĩa thư (Upanisad)] thường đề cập đến tha lực, lực gia trì trong quá trình tu tập dẫn đến giác ngộ. Vedanta luôn nhấn mạnh đến sự cần thiết của minh sư đang hiện tiền (đang còn sống: living teacher). Minh sư (hay Guru) được tin là có thể truyền năng lực tâm để khai tâm (initiate) hay còn gọi là "Truyền Tâm Ấn" cho đệ tử, đồng thời kết hợp nhiều nghi thức quán đảnh thần bí (bí mật) của thần giáo làm phương tiện khai ngộ.

     Hiện nay có rất nhiều giáo phái mới phát sinh. Rất nhiều  "minh sư" (tôn tạo từ đám đông)  nói về giác ngộ. Tuy nhiên các loại giác ngộ đó không có cùng bản chất với sự giác ngộ của ngài Cồ Đàm (Sa môn Gautama) tức Đức Phật Thích ca Mâu Ni đã giảng giải (Điều thiết thực mà Như Lai cần nói đó là : Khổ và Diệt Khổ) tại Bodhgaya (Bồ đề đạo tràng). Phương pháp tu tập dẫn đến sự Giác Ngộ của ngài Cồ Đàm (Gautama) là kì tích duy nhất mang các đặc tính:

      1/- Từ, Bi, Hỉ, Xả [Hãy ra đi, các tỳ kheo, đem lại sự tốt đẹp cho nhiều người. đem hạnh phúc cho nhiều người. Vì lòng từ bi, hãy đem lại sự tốt đẹp, lợi ích hạnh phúc cho chư Thiên và nhân lọai, Mỗi người hãy đi mỗi ngã. Này hỡi các tỳ kheo, hãy hoằng dương đạo pháp, tòan hảo ở đọan đầu, tòan hảo ở đọan giữa, tòan hảo ở đọan cuối cùng, tòan hảo trong cả hai, tinh thần và văn tự. Hãy công bố đời sống thiêng liêng, cao thượng, vừa tòan thiện, vừa trong sạch. Chính Như Lai cũng phải đi hoằng dương giáo pháp. Hãy phất lên ngọn cờ của bậc Đại Trí. Hãy truyền dạy giáo pháp cao cả. Hãy mang lại sự tốt đẹp cho người khác. Được vậy là các người đã hoàn tất nhiệm vụ]

               2/- Bình đẳng, không tôn tạo [Ta và vạn pháp đều nương nhờ lẫn nhau, ăn xin lẫn nhau...người khất sĩ chân chính thấu rõ lẻ thật nầy tất sẽ thấy được chân lý]

                 3/-  Đại chúng [Ta là Phật đã thành, Chúng sanh là Phật sẽ thành]

              4/- Biệt lập hoàn toàn với mọi quan  điểm giác ngộ của các giáo phái hay tôn giáo khác [tự tu, tự chứng, không phụ thuộc hay bám víu vào tha lực] .

                 5/- Thấu suốt chân lý của vạn vật [Pháp do nhân duyên sinh, cũng tuỳ nhân duyên diệt...Pháp hữu vi tựa như bóng, như bọt, như tia chớp,...]

     6/- Tính thực tế : [Hãy tự làm hòn đảo cho chính mình, hãy lấy chính mình làm nơi nương tựa, không nương tựa vào ai khác, hãy lấy Phật pháp làm hòn đảo, lấy Phật pháp làm nơi nương tựa, không ai khác có thể làm nơi nương tựa cho mình]

      7/-Tính khoa học : ["Này quí thầy! Đối với những pháp môn Như Lai đã dạy, quí thầy hãy ghi nhớ lấy, đừng để cho quên mất! Như Lai cũng như ông thầy thuốc, chẩn bệnh và cho thuốc, còn uống thuốc hay không là do người bệnh; Như Lai cũng như người chỉ đường, chỉ rõ con đường đúng, còn đi hay không đi thì không phải là do lỗi của người chỉ đường. Này quí thầy! Những giáo pháp về Bốn sự thật, Mười hai nhân duyên v.v... mà Như Lai đã đạy, đều là những chân lí mà Như Lai đã chứng ngộ, là cây đèn sáng của thế gian, là chiếc thuyền từ trên biển khổ. Những người đã hiểu rõ và tin tưởng vào chúng thì chúng chính là cánh cửa đưa họ vào đường giải thoát. Giờ đây Như Lai sắp nhập niết bàn, đối với các giáo pháp ấy, nếu ai còn chỗ nào nghi ngờ thì hãy nên bày tỏ ra ngay để Như Lai giảng giải lại".]

        [Này các Kàlàmas, chớ để bị dẫn dắt bởi những lời đồn hay bởi truyền thống, chớ để bị dẫn dắt bởi những lời người khác nói, chớ để bị dẫn dắt bởi những gì ghi lại trong Kinh điển, bởi lý luận hay suy diễn, bởi xét đoán bề ngoài, bởi tán thành một lý thuyết nào đó, bởi lòng tôn trọng "vị Sa môn này là Thầy ta". Mà này các Kàlàmas, khi các vị tự mình biết rõ: "Những pháp này là bất thiện, những pháp này đáng bị khiển trách và bất lợi". Lúc ấy các vị hãy từ bỏ chúng... "Và này các Kàlàmas, khi nào các vị tự mình biết rõ: “Những pháp này là thiện, những pháp này là không lỗi và có lợi”, lúc ấy các vị hãy tiếp nhận và an trú trong pháp đó".].

      ["Theo Như Lai, Tin Như Lai, Kính nể Như Lai,...Hiểu sai pháp Như Lai chính là phỉ báng Như Lai "]

          Chính 7 đặc tính vừa nêu trên , cho thấy giáo của Đạo Phật nguyên thuỷ (chính thống) do ngài Cổ Đàm chỉ ra hoàn toàn mang tính Khoa học, rõ ràng, minh bạch, không mang tính cực đoan triết học hay học thuật siêu huyền, thần bí, mê tín, tôn giáo thu phục tín đồ,... Nói đúng hơn, đó là Phật học hay Khoa học Tâm thức.

        Bài viết không hề phủ nhận giá trị của những quan điểm giác ngộ khác (của các tôn giáo hay các giáo phái khác). Những con đường tu tập khác nhau [Nhân] dẫn đến các dạng thức giác ngộ khác nhau, các đẳng cấp tâm linh khác nhau [Quả]. Tám vạn bốn ngàn pháp môn tại Ấn Độ hướng dẫn cách tu tập giác ngộ dựa trên các loại kĩ thuật thiền định khác nhau. Chỉ riêng Đạo Sư Cồ Đàm (Đức Phật), sau khi tu tìm giác ngộ bằng kĩ thuật thiền định theo Bà la môn giáo, ngài đã không thỏa mãn với dạng thức được cho là giác ngộ như vậy (chưa giúp giải thoát luân hồi trong Tam giới), sau đó ngài đã kiên trì tự lực, cố công  tinh tấn thiền quán sâu xa truy tìm vào tận cùng của tâm thức...Và ngài đã tìm ra và thực hiện được một giác ngộ hoàn toàn độc lập so với các tôn giáo khác, chính là dựa trên các Tuệ giải thoát.

       Các dạng thức giác ngộ đều có giá trị riêng và có vai trò nhất định của nó trong sự tiến hóa của loài người. Do đó, chúng ta cần nên phân biệt một cách minh bạch (Chánh tri kiến và tư duy) giữa các quan điểm cũng như các dạng thức Giác ngộ khác nhau nhằm giúp mình tiến hoá trên con đường tu tập đã chọn, phân biệt rõ ràng con đường tu tập theo nghi thức đồng hoá của các giáo phái Bà La Môn (hướng về Brahman) pha tạp thành Đạo Phật cải biên nhầm rằng đó là Đạo Phật nguyên thuỷ (hướng về giải thoát). Có một số đạo sư tự nhận mình là một vị Phật (Buddha). Các vị "minh sư" này (do đám đông tìn đồ tự phong) dạy phương pháp tu tập theo truyền thống San Mat (thuộc Sikhism) bằng những khái niệm và ngôn ngữ quen thuộc của Đạo Phật để mọi người tin rằng đây là giáo pháp của Đức Phật đã từng giảng dạy. Rõ ràng là không chân thật! (Bất Chánh Ngữ và Bất Chánh Nghiệp). Tại sao đã gọi là “minh sư” lại không đủ can đảm để cho tín đồ biết rõ sự thật về nguồn gốc giáo phái của mình? Tại sao các vị minh sư đó lại không dám trình bày so sánh về những cứu cánh giải thoát khác nhau, để những người “sơ cơ” chưa kịp hiểu biết, có thể chọn lựa con đường mình muốn chọn? thay vì dùng 'Tà Kiến Biện Thông' để thu hút tín đồ, vướng mắc vào chấp ngã, pháp đồng nghĩa với lặn ngụp mãi trong biển sinh tử...hiện tiền do nhân duyên ràng buộc Minh sư/Đệ tử Tôn tạo/Tu cầu tạo nên vòng xoáy nghiệp lực  níu kéo nhau nhiều đời kiếp khó mà thoát ra đặng!...Để thu hút tín đồ, các vị "minh sư" đã cố ý lập lờ đánh tráo khái niệm “khai ngộ” và “giác ngộ”. Khi ngài nói “tức khắc khai ngộ, hiện đời giải thoát” nếu bạn còn thắc mắc về giác ngộ ngay tức khắc trong lúc này, thì sau đó ngài sẽ lại nói: “Khai ngộ rồi sẽ… tu tiếp đến khi Giác ngộ”. Chiêu thức này hệt như Thiền Tông TQ nói “Đốn Ngộ” rồi sau đó sẽ “Tiệm tu”. Ở đây, vì phải trả lời câu hỏi “Giác ngộ là gì ? cho nên bất đắc dĩ phải đề cập tới những khái niệm lập lờ như “đốn ngộ’ và “khai ngộ” vốn xa lạ với kinh điển nguyên thủy. Đối với nhiều giáo phái, có khi chỉ với một vài trải nghiệm tâm linh không đáng kể trong các kĩ thật thiền định, đã được gọi là giác ngộ! Ví dụ, các tín đồ khi trải nghiệm được ánh sáng thì coi như đã thành công trong thiền định!.. Họ tin rằng ánh sáng là bản thể của thế giới và là “Phật tánh”!?... Có khi chỉ với vài ảo giác như nghe âm thanh lạ hay nhìn thấy những cảnh giới lạ v.v…(cái mà Đạo Phật gọi là tưởng tri) họ cũng ngộ nhận cho đó là thành quả của sự tu tập chứng đắc .

          Một đạo sư nổi tiếng đương đại, tự nhận là "minh sư" từng tuyên bố không thuộc trường phái nào, cũng định nghĩa giác ngộ bằng ánh sáng bên trong như sau :     

         ” Giác ngộ không gì ngoài bạn trở thành ánh sáng, bản thể của bạn trở thành ánh sáng...Có lẽ bạn nhận thức qua là các nhà vật lý học thường cho rằng nếu bất cứ những gì vận chuyển với tốc độ ánh sáng, nó trở thành ánh sáng, bản thể nội tại của bạn trở thành ánh sáng… bởi vì tốc độ quá lớn đến mức sự ma sát đó tạo ra lửa. Vật đó bốc lửa, chỉ còn ánh sáng mà thôi. Vật thể biến mất, chỉ còn phần lại phần phi vật chất...Giác ngộ là kinh nghiệm của sự bùng nổ ánh sáng trong bạn...Có lẽ sở cầu được giác ngộ của bạn chuyển động với tốc độ ánh sáng như một mũi tên, nên chính sở cầu đó, chính sự khao khát đó trở thành ngọn lửa, sự bùng nổ của ánh sáng. Không ai trở nên giác ngộ, chỉ có sự giác ngộ. Chỉ có mặt trời mãnh liệt ngời lên trong bạn....Tôi đã gặp hàng trăm nhà thần bí giải thích giác ngộ như có hàng nghìn mặt trời bừng sáng trong bạn. Đó là sự diễn đạt qua ngôn từ của các nhà thần bí, trong mọi ngôn ngữ, tại nhiều quốc gia khác nhau, với nhiều chủng tộc khác nhau."

            “Giác ngộ đơn thuần là kinh nghiệm tâm thức của bạn không bị nhiễm ô bởi vọng tưởng, cảm giác, tình cảm. Khi tâm thức hoàn toàn trống rỗng, nó là một kinh nghiệm bùng nổ, sự bùng nổ nguyên tử. Toàn bộ tuệ giác của bạn tràn trề ánh sáng không nguồn gốc, không nguyên nhân. Và một khi nó diễn tiến, nó tồn tại, không bao giờ rời bạn dù chỉ một sát na; ngay cả khi bạn say ngủ, ánh sáng đó vẫn chói lọi bên trong. Và sau khoảnh khắc đó, bạn có thể thấy biết vạn pháp một cách vô cùng khác lạ. Sau thể nghiệm đó, không còn câu hỏi gì nữa trong bạn…”

         Các "minh sư" đương đại đều nhấn mạnh về sự trải nghiệm ánh sáng và coi đây là dấu hiệu của giác ngộ, thậm chí họ gọi đó là “Phật tánh”. Đây là dấu hiệu giác ngộ thông qua các pháp thiền thuộc truyền thống Ấn giáo (trở về đấng Brahman trong cõi Sắc Thiên). Riêng đối với Đạo Phật, ánh sáng được nhận biết trong suốt qua trình tu tập Định và Tuệ đó không phải là dấu hiệu của giác ngộ. Phật giáo hiểu biết rất sâu sắc về bản chất của ánh sáng bên trong (tuệ quang). Trong kinh Tăng Chi, Đức Phật đã mô tả về hào quang và ánh sáng và chỉ liên hệ “ánh sáng” với “trí tuệ” nhằm giúp khai minh sự nhận thức đúng vạn pháp quanh, chứ chưa phải sự hoàn toàn giác ngộ.

        - Này các Tỳ khưu, có bốn lại hào quang. Thế nào là bốn? Hào quang của mặt trăng, hào quang của mặt trời, hào quang của lửa và hào quang của trí tuệ (paññābhā).

        - Này các Tỳ khưu, có bốn lại ánh sáng rực rỡ. Thế nào là bốn? Ánh sáng rực rỡ của mặt trăng, ánh sáng rực rỡ của mặt trời, ánh sáng rực rỡ của lửa, ánh sáng rực rỡ của trí tuệ (paññā pabhā). 

       - Này các Tỳ khưu, có bốn loại ánh sáng. Thế nào là bốn? Ánh sáng của mặt trăng, ánh sáng của mặt trời, ánh sáng của lửa, ánh sáng của trí tuệ (paññā-āloko).     

       - Này các Tỳ khưu, có bốn loại sáng chói. Thế nào là bốn? Sự sáng chói của mặt trời, sự sáng chói của mặt trăng, sự sáng chói của lửa, sự sáng chói của trí tuệ (paññā-obhāso).

       - Này các Tỳ khưu, có bốn loại rực rỡ. Thế nào là bốn? Sự rực rỡ của mặt trăng, sự rực rỡ của mặt trời, sự rực rỡ của lửa, sự rực rỡ của trí tuệ (paññā-pajjoto)

      Ngay khi thuyết giảng bài kinh đầu tiên (Kinh Chuyển Pháp Luân) Đức Phật cũng đã nói tới ánh sáng trong trải nghiệm giác ngộ của mình như sau:

       “… Như vậy, này các Tỳ khưu, đối với các Pháp (dhamma) trước đây chưa từng Biết, Nhãn (cakkhu) đã khởi lên nơi Ta, Trí (ñāṇa) đã khởi lên nơi Ta, Tuệ (paññā) đã khởi lên nơi ta, Minh (vijjā) đã khởi lên nơi Ta và Ánh sáng (āloke) đã khởi lên nơi Ta.”

Tâm thuộc minh sát trí hiệp thế tạo ra “ánh sáng giác ngộ” mạnh mẽ (vipassanobhāso), nhưng tâm thuộc minh sát trí siêu thế tạo ra ánh sáng được xem là cực kỳ mạnh mẽ, chẳng hạn Ánh Sáng Giác Ngộ của Bậc Giác Ngộ tỏa khắp Tam giới. Ánh sáng ấy phát sanh như thế nào? Tâm khi lắng sâu trong Định được kết hợp với Tuệ (paññā), tâm ấy sẽ tạo ra nhiều thế hệ sắc cực sáng do tâm sanh (cittajarūpa). Dùng ánh sáng ấy, chúng ta có thể thâm nhập vào thực tại cùng tột hay chân đế (paramattha sacca) để thấy các pháp như chúng thực sự là (Chư Pháp Vô Tướng).

       

      Rõ ràng hai nhận thức rất khác biệt nhau. Nếu ánh sáng trong thiền là cứu cánh của các giáo phái, tôn giáo khác thì ánh sáng trong thiền của Đạo Phật chỉ là phương tiện tu tập. Với một số người, khi ngồi thiền rồi thấy cái này, nghe cái nọ, thì rất vui mừng. Nếu đã gọi là thiền định thì đây phải là nổ lực dừng tâm vọng động lại (hãy lắng nhìn thẳng vào nội thức của chính mình để phân biệt chánh/tà), cho nên sự nghe và thấy các âm thanh lạ hay những hình tướng nào đó v.v…có khi đó lại là dấu hiệu của thất bại trong tu tập thiền định! Khi tọa thiền, hệ thống sinh lý thần kinh dễ bị xáo trộn, tâm rất dễ rơi vào các trạng thái “ảo giác”, "tự kỷ"...

     Tất cả các giáo phái Bà La Môn không có pháp quán nào có thể tạo ra “tuệ giác ngộ” (wisdom for enlightenment) để chấm dứt luân hồi sinh tử. Phật giáo nguyên thủy (chính thống) có pháp Tuệ Quán (Vipassana) dùng để tu tập các Tuệ cần thiết để giải thoát khỏi sự tái sinh vào tam giới, tức các Tuệ giúp nhận biết Níp Bàn (Nibbana). Các thiền định Bà La Môn chỉ có thể phát sinh ra các tuệ gọi là “Tuệ của Định”. Tuệ phát sinh từ các loại Định Bà La Môn chỉ giúp đạt tới các cảnh giới Thiên đàng trong Tam giới (Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới). Các loại tuệ này (phát sinh từ thiền định) không có khả năng giúp nhận biết Níp bàn, nghĩa là không có khả năng chấm dứt luân hồi sinh tử. Tuy nhiên vẫn có các đạo sư Bà La Môn, trong vỏ bọc của Đạo Phật, khi thuyết giảng vẫn luôn đề cập đến một giác ngộ chấm dứt luân hồi sinh tử! Cách giảng thuyết này chỉ là nhằm để các tín đồ có truyền thống Đạo Phật dễ thấy gần gũi và tin tưởng hơn mà thôi...(Xem tiếp)

Các thông tin cùng loại này
» Sự thật về Đức Phật (2018-03-13)
» Ký Ngữ Chuyển Giải trong Phật học nguyên thủy (2018-03-10)
» Bản chất chư pháp (2015-09-03)
» Sáu cửa khai ngộ thật sự (2015-08-01)
» Chánh Tri kiến & Tư duy về Pháp/Giáo pháp (2015-08-08)
» Chánh Tri kiến & Tư duy về Giải thoát (2015-08-01)
» Tri kiến & Tư duy về Công Đức (2017-02-20)
» Tam Bảo của các Tôn Giáo (2017-02-20)
» Sơ đồ mô tả Luật Luân hồi (2018-02-10)
» Khái niệm về Tâm thức và Tâm linh theo Pháp luận TOTHA : (2016-11-29)
» NĂNG LƯỢNG TÂM THỨC (2016-11-29)
  1  
 

CÔNG TY KHOA HỌC NĂNG LƯỢNG TÂM THỨC TOTHA
245 Trịnh Đình Trọng, P.Hòa Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM, VN - ĐT0909777929 - 0908883380 - 0909631630 - 0914359159 - Email:   phapluantotha@gmail.com

Copright 2009 www.totha.vn,
All rights reserved

Lượt truy cập: 17727980
Đang online : 75