CHUYÊN MỤC
ĐỒNG TÂM
LỊCH ÂM DƯƠNG
LIÊN KẾT WEBSITE
Thông tin TOTHA » TOTHA  » Chi tiết
 
Bản chất chư pháp
(TOTHA)Chư pháp biến hóa không lường (trùng trùng duyên khởi) tạo ra thế gian muôn sắc thái đan xen lẫn nhau (vây phủ lẫn nhau) từ đó mà tao vòng nhân/quả sanh/diệt lân hồi không cùng tận (xét trong hệ quy chiếu tương đối)...

       Chư pháp biến hóa không lường (trùng trùng duyên khởi) tạo ra thế gian muôn sắc thái đan xen lẫn nhau (vây phủ lẫn nhau) từ đó mà tao vòng nhân/quả sanh/diệt luân hồi không cùng tận (xét trong hệ quy chiếu tương đối). Bản chất của chư pháp là thường niệm (≡ vô trụ), gồm (hàm chứa) 3 tướng trạng (tam bỗn tướng niệm) đặc thù hay (hay 3 tính chất căn bản) xét trong hệ quy chiếu nhận thức của 5 giác quan hạn hữu (lục căn thọ thức). Ba tính chất căn bản (hay 3 thuộc tính căn bản) ấy chính là: Sanh/Diệt, Tăng/Giảm và Tịnh/Cấu phản ảnh từ nhật thức tổng quan xuyên suốt của trí tuệ (Bát nhã). Bản tánh (≡ thực tướng) của chư pháp là vô niệm (vô niệm tướng ≡ niệm tánh), khi tập luyện chỉnh sửa (tu luyện) khai mở trí tuệ đến tột cùng (Ba la mật đa), tức là công phu tu luyện giúp hóa giải hoàn toàn (khai hợp dung thông) sự ràng buộc của 5 giác quan hạn hẹp [≡ không bị lệ thuộc vào lục căn(vô nhãn/nhỉ/tỉ/thiệt/thân/ý)] -> tức thì chúng ta sẽ cùng đồng tỉnh nhận ra chân lý. Đó là nội dung bài giảng của Thầy cho khóa học TOTHA lớp II (12/12/2013) về "Bản chất của chư pháp" hay "Chánh niệm Ba la mật đa" (Xem clip->).

        Đồng thời cũng để giúp các học viên TOTHA khóa II (27/02/2014) cùng nhau tu học theo đúng chánh pháp của Đức Phật và chư Tổ chính quy đã truyền dạy. Chúng ta sẽ cùng nhau đối chiếu lời dạy của Lục Tổ Huệ Năng được Thầy trích lược và giảng giải với nội dung: "Pháp bảo đàn kinh theo góc nhìn khoa học". Tài liệu trích giảng được dựa theo bản dịch của cố Hòa thượng Thích Mãn Giác từ tập sách "The Platform Suttra Of The Sixth Patriarch" do cố Giáo sư Philip Boas Yampolsky biên soạn.

     Thầy luôn nhắc nhở:

            "Không phân biệt giữa Pháp và giáo pháp thì sẽ không phân biệt đâu là chánh/tà thì sao mà thoát khỏi sự vây hãm, níu kéo của vạn pháp tạo nên vòng quẫn luân hồi thì sao mà được thật sự giải thoát!"

           "Hô hào, xưng tán tu theo Phật, hành theo Phật, tôn kính Phật,... mà không hiểu hoặc hiểu sai lời Phật và chư Tổ dạy, chẳng khác nào hành vi tự dối gạt chính mình, dối gạt mọi người, là phỉ báng Phật và chư Tổ".

                          - Chánh Pháp mang 3 đặc điểm: 1. Không tôn tạo hình thức; 2. Không giáo điều tuân thủ, khuyến khích mọi người tư duy đúng đắn; 3. Luôn mang đến lợi ích thiết thực (≠ lợi ích chiêu dụ tham gia) cho cộng đồng đó là trí sáng + tâm an + thể cân bằng hài hòa.

                                - Tà Pháp mang “3 độc điểm”: 1. Luôn tôn tạo danh vị, khuyến khích phát triển hình thức, xưng tán tướng tượng; 2. Luôn giáo điều tuân thủ rập khuôn, lập lờ sự thật, hù dọa nhân quả, chiêu an tâm lý; 3. Mang đến cho cộng đồng: sự ngoan mê, quẫn trí, tâm vọng động, bất an (lo sợ phạm thượng, bị trừng phạt...), nô lệ hình tướng suốt nhiều đời kiếp,...

          "Không phân biệt giữa Tướng và Tánh/An thân(Lạc tướng cảm chiêu)  An tâm[Vô tướng hư minh(hỉ, lạc, an, bi)] thì sẽ không phân biệt đâu là chánh/tà thì sao mà thoát khỏi sự vây hãm, níu kéo của vạn pháp tạo nên vòng quẫn luân hồi thì sao mà được thật sự giải thoát!"

          "Không phân biệt giữa Sám hối trước tướng/Tự tánh sám hối(vô tướng)  Quy y sắc tướng/Tự tánh quy y(vô tướng) Tiểu thừa/Đại thừa Chúng sanh tri kiến/Phật tri kiến Thiền/Tọa thiền/Chánh Định(bất chấp tướng và vô trụ tâm) và... thì sẽ không phân biệt đâu là chánh/tà thì sao mà thoát khỏi sự vây hãm, níu kéo của vạn pháp tạo nên vòng quẫn luân hồi thì sao mà được thật sự giải thoát!"

         Trở lại đề tài Pháp bảo đàn kinh theo góc nhìn khoa học do Lục Tổ Huệ Năng(Đạt Ma -> Huệ Khả -> Tăng Xán -> Đạo Tín -> Hoàng Nhẫn -> Huệ Năng) truyền giảng (khoảng cuối TK VI). Biết rằng lịch sử Trung Quốc mang thường tính hư cấu + thời mạt pháp kinh điển bị thêm bớt, ngụy tạo rất nhiều tựa như lá rừng kia tảng mác khắp muôn nơi... Vậy đoàn thể tu học TOTHA chúng ta hãy cùng đồng tâm chí nguyện hướng về nguồn cội, cùng nhặt lá cây lành tản mác khắp rừng mê kia, để cùng giúp nhau chữa lành bệnh Dukkha trần thế thời mạt pháp nhé!... Cùng đồng chú nguyện: "Thắp sáng trí quang soi sáng đường về đồng mở tâm từ bi khai thông chướng ngại".

          Nhắc lại lời Phật dạy: "Cầm nắm lá trong tay ngài hỏi các tu sinh rằng lá trong tay Như Lai nhiều hay ít so với lá rừng kia? ".

                      - Tất cả đều dễ dàng đáp ngay: "Thưa Thế Tôn lá rừng kia nhiều hơn nhiều".

                    - Đức Phật tiếp: "Cũng vậy, điều mà Như Lai biết tựa như lá rừng kia và điều mà Như Lai cần nói với các vị đều đã được gói gọn trong nắm tay nầy, đã được chọn lọc từ lá rừng mông lung chằng chịt kia nay dùng làm thuốc chữa phiền não diệt Dukkha, thảy đều nằm trong tầm tay của mỗi chúng ta mà ai cũng đều nắm bắt được. Điều mà Như Lai cần nói duy nhất đó là khổ và diết khổ, hãy chớ để bị lạc giữa rừng mê...".

         Hôm nay, đoàn thể tu học TOTHA chúng ta cùng khắc ghi và cùng làm đúng theo lời Phật dạy(Y liễu Nghĩa bất y bất liễu nghĩa). Tài liệu viết về "Pháp bảo đàn kinh" cũng rất nhiều phiên bản... Thầy và quý vị hãy cùng nhau chắt lọc lại những điều căn bản thiết thực nhất.

          Để giúp học viên luôn hằng tâm về ý nghĩa nắm lá chữa lành trong tay Phật và trong tầm tay mọi người. Trong buổi học Thầy minh họa bằng dẫn dụ trực quan tương tự:

                    - Cầm xấp tài liệu Pháp Bảo Đàn Kinh trong tay, Thầy hỏi các học viên: Xấp tài liệu nầy mỏng hay dầy, nhiều hay ít so với kinh sách hiện nay?   Học viên thưa: Mỏng, ít trang hơn so với kinh sách hiện nay

                   - Cầm viên phấn trong tay Thầy hỏi tiếp: Viên phấn nầy nhiều hay ít so với hộp phấn trên bàn kia?  Học viên thưa: Rõ ràng ít hơn phấn trong hộp kia.

          Thầy nói tiếp đúng vậy phấn trong hộp kia nhiều rất nhiều, nay Thầy chọn ra một viên để viết lên bảng những điều cần thiết về những gì mà chúng ta cần biết về Pháp Bảo Đàn Kinh. Cũng vậy, tập tài liệu nầy trong tay Thầy và quý vị đã được chắt lọc ra những cốt lõi của vấn đề (Tánh) mà Tổ muốn truyền lại. Chúng ta bắt đầu cùng nhau thu hoạch nhé. (Xem tiếp->)

Các thông tin cùng loại này
» Sự thật về Đức Phật (2018-03-13)
» Ký Ngữ Chuyển Giải trong Phật học nguyên thủy (2018-03-10)
» Sáu cửa khai ngộ thật sự (2015-08-01)
» Chánh Tri kiến & Tư duy về Pháp/Giáo pháp (2015-08-08)
» Chánh Tri kiến & Tư duy về Giải thoát (2015-08-01)
» Tri kiến & Tư duy về Công Đức (2017-02-20)
» Quan điểm về Giác Ngộ trong các Tôn giáo (2012-12-11)
» Tam Bảo của các Tôn Giáo (2017-02-20)
» Sơ đồ mô tả Luật Luân hồi (2018-02-10)
» Khái niệm về Tâm thức và Tâm linh theo Pháp luận TOTHA : (2016-11-29)
» NĂNG LƯỢNG TÂM THỨC (2016-11-29)
  1  
 

CÔNG TY KHOA HỌC NĂNG LƯỢNG TÂM THỨC TOTHA
245 Trịnh Đình Trọng, P.Hòa Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM, VN - ĐT0909777929 - 0908883380 - 0909631630 - 0914359159 - Email:   phapluantotha@gmail.com

Copright 2009 www.totha.vn,
All rights reserved

Lượt truy cập: 17510933
Đang online : 14