CHUYÊN MỤC
ĐỒNG TÂM
LỊCH ÂM DƯƠNG
LIÊN KẾT WEBSITE
Thông tin vật khí tương tác năng lượng »  Công năng của Đá Quí  » Chi tiết
 
Phát hiện bộ đàn đá cổ nhiều thanh nhất ở Lâm Đồng
Bộ đàn đá vừa được phát hiện tại một làng dân tộc ít người thôn Bờ Nơm, xã Sơn Điền, huyện Di Linh. Đây là lần đầu tiên một bộ đàn đá có số lượng thanh nhiều nhất được phát hiện: 20 thanh.

Phát hiện bộ đàn đá cổ nhiều thanh nhất ở Lâm Đồng

Bộ đàn đá vừa tìm thấy tại Di Linh.

     Đầu tháng 6, Bảo tàng Lâm Đồng chính thức bổ sung vào bộ sưu tập của mình một nhạc cụ thượng cổ: Bộ đàn đá vừa được phát hiện tại một làng dân tộc ít người thôn Bờ Nơm, xã Sơn Điền, huyện Di Linh. Đây là lần đầu tiên một bộ đàn đá có số lượng thanh nhiều nhất được phát hiện: 20 thanh.

     Ông K’Branh (dân tộc Cơ Hơ) ở buôn Bờ Nơm cho biết: Khoảng tháng 6/2003, trong lúc đào hố chứa phân, ông bất ngờ thấy những thanh đá được chôn giấu trong một hố sâu chưa đến 1m. "Hai thanh đá dài nhất được xếp cẩn thận ở hai bên mép hố. Những thanh còn lại được xếp giữa lòng hố theo thứ tự dài trước ngắn sau, tính từ hai bên mép hố trở vào tâm hố. Tất cả 20 thanh".

     Nhưng thật đáng tiếc, vì không hiểu hết giá trị của những thanh đá "lạ" nên ngay sau đó, chủ nhà mang toàn bộ ra lót đường đi ngay trong vườn nhà. Sau đó, thông tin về những thanh đá "lạ" cũng không vượt quá buôn Bờ Nơm bởi chủ nhà và dân làng không hề có ý thức gì về giá trị của chúng. Mãi đến gần một năm sau, khi có đội thanh niên tình nguyện về xã Sơn Điền và tình nguyện viên Phạm Văn Thọ đã đưa thông tin về bộ đàn đá này đến các cơ quan chức năng cấp tỉnh.

     Từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 6 vừa qua, các cán bộ bảo tàng Lâm Đồng đã bước đầu xác định đây rất có thể là đàn đá với đầy đủ đặc tính của một loại nhạc cụ và là bộ đàn đá có số lượng thanh nhiều nhất kể từ trước tới nay - 20 thanh (nhưng hiện chỉ còn lại 19 thanh được đưa về Bảo tàng, 1 thanh vì gãy vỡ nên chủ nhà đã vứt và chưa tìm lại được).

     Hai thanh dài nhất rộng bản 22 cm và dài 151 cm và 127 cm. Thanh ngắn nhất rộng bản khoảng 10 cm, chiều dài 43 cm. Số còn lại có độ dài từ 71 đến 75 cm và độ rộng bản trên dưới 15cm. Về hình dáng, 19 thanh đá này có thể chia thành 2 dạng. Dạng thứ nhất gồm 11 thanh, được ghè đẽo thon dài, phía hai đầu hơi nở và bóp dần về giữa và mỏng dần từ giữa ra hai mép. Theo các nhà chuyên môn, dạng thứ nhất này khá giống với bộ đàn đá được phát hiện cũng tại huyện Di Linh vào năm 1997. Dạng thứ hai có hình dáng hơi thô với kiểu ghè đẽo thuôn đều và hơi dẹt, kích thước cũng ngắn hơn so với dạng thứ nhất.

     Các già làng của buôn Bờ Nơm kể lại rằng, khoảng 200 năm về trước, tại vùng đất Bờ Nơm đã xảy ra một đại dịch khiến cho dân làng phải phiêu tán. Khi dịch bệnh đã qua, người dân Cơ Ho Nộp (Nộp là nhánh nhỏ của người Cơ Ho) mới dần tụ về. Như vậy, phải chăng vì lý do này nên chủ nhân của những thanh đá "lạ" kể trên đã cất giấu thứ tài sản ấy của mình trong lòng đất, nhưng sau đó nó đã bị lãng quên? Một nhận xét khác: Nếu quả thực đây là thứ nhạc cụ thượng cổ thì hẳn không phải là một bộ đàn đá mà ít nhất là hai bộ.

     Với phát hiện mới về "đá kêu" của Lâm Đồng cùng với lịch sử đàn đá Tây Nguyên, đặc biệt là Nam Tây Nguyên, hy vọng nền văn hóa cự thạch (cuối thời kỳ đá mới) của cư dân nơi này sẽ được soi sáng bằng những đánh giá chân xác, khoa học trong tương lai gần.

5 bộ đàn đá được phát hiện tại Nam Tây Nguyên trong vòng 55 năm qua:

     1- Bộ đàn đá đầu tiên được phát hiện tại làng Ndut Lieng Krak thuộc khu vực Đam Rông, huyện Lạc Dương (nay thuộc tỉnh Đắc Nông) do nhà dân tộc học người Pháp Condominas xác định vào năm 1949, hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Dân tộc học Pháp ở Paris.

      2- Bộ đàn đá Blao: Do dòng họ nhà K’Broi ở thôn Brde, xã Lộc Bắc, huyện Bảo Lâm để lại. Bộ này gồm 6 thanh nhưng bị thất lạc 3 thanh. Năm 1979, 3 thanh còn lại được giao cho cơ quan chức năng thẩm định tại Hà Nội và công nhận vào năm 1980. Hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lâm Đồng.

     3- Bộ "đá kêu" Đạ Long (huyện Lạc Dương): Do dân địa phương phát hiện và chuyển giao cho Bảo tàng Lâm Đồng năm 1987, gồm 7 thanh, không được cơ quan chức năng thẩm định vì có người cho rằng đây chỉ là... dụng cụ đuổi chim (?), hiện được trưng bày tại Bảo tàng Lâm Đồng.

     4 - Bộ đàn đá Di Linh: Gồm 12 thanh, phát hiện tại một vườn cà phê của một người dân tên là Bảo, trong khu vực gần thị trấn Di Linh (Lâm Đồng) năm 1997. Năm 2000, bộ đàn đá này được đưa đi thẩm định tại TP HCM và đã được công nhận.

     5- Riêng bộ đàn đá do một người Mỹ phát hiện trong chiến tranh và đưa về New York hiện chưa có thông tin.

Nguồn vvexpress

Các thông tin cùng loại này
» Thiên thạch có thật sự quí hiếm? (2015-08-15 10:01:03)
» Dùng tro của xác chết làm kim cương (2011-11-16 12:17:57)
» Lời nguyền của viên kim cương The Hope (2011-11-16 11:59:31)
» Hồng ngọc làm chậm tốc độ ánh sáng (2010-04-06 10:30:50)
» Những quả cầu đá bí ẩn (2010-04-06 10:43:31)
» Phát hiện hình khắc ẩn tại Stonehenge (2010-03-07 22:24:46)
» Giải đáp bí ẩn về nguồn gốc đá ngọc bích cổ đại (2010-02-08 23:32:23)
» Trả màu thật cho đá quý bằng công nghệ xử lý nhiệt (2010-02-07 19:24:09)
» Ở Nga cũng có Stonehenge? (2010-02-07 19:18:52)
» Phát hiện 'bản sao' Stonehenge ở Nga (2010-02-06 11:29:49)
» Những con sóng ngoạn mục trên núi đá (2010-01-29 21:14:02)
» Bí mật của những khối đá hình chữ T (2010-01-20 10:44:39)
» Bí mật của bãi đá cổ Stonehenge ở nước Anh (2010-01-28 16:25:47)
» Những khối đá hình thù độc đáo (2010-01-20 10:03:11)
» Những khối đá huyền bí 1 (2011-06-22 16:41:02)
» Bí ẩn những viên ngọc cổ Trung Hoa (2010-01-28 16:39:06)
» Công năng tác dụng và phương pháp sử dụng một số loại đá (2010-01-02 22:15:37)
» Thú chơi “đá độc” bên miệng núi lửa (2011-12-01 10:27:17)
» Đá quí (2010-01-02 22:09:30)
»  Thạch anh (2010-01-08 08:13:36)
  1  
 

CÔNG TY KHOA HỌC NĂNG LƯỢNG TÂM THỨC TOTHA
245 Trịnh Đình Trọng, P.Hòa Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM, VN - ĐT0909777929 - 0908883380 - 0909631630 - 0914359159 - Email:   phapluantotha@gmail.com

Copright 2009 www.totha.vn,
All rights reserved

Lượt truy cập: 16179070
Đang online : 16