CHUYÊN MỤC
ĐỒNG TÂM
LỊCH ÂM DƯƠNG
LIÊN KẾT WEBSITE
Thông tin vật khí tương tác năng lượng » Tứ Linh và Tứ Tượng  » Chi tiết
 
Tứ tượng
Tứ tượng,là một khái niệm hình tượng bộ bốn trong khoa học thiên văn, triết học, phong thủy,... phương Đông nhằm diễn tả sự tương thích đối ứng hình thái giữa sự vật và hiện tượng...

Âm Dương luận

         Trong thuyết Âm Dương, Tứ tượng tương ứng với giai đoạn sinh làm bốn phạm trù trong quá trình biến đổi của vũ trụ (Hư vô sinh Thái cực, Thái cực sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát quái)

VoCucDo.jpg

     Tứ tượng gồm

  • Thái dương: tượng hình bởi hai vạch liền
  • Thiếu dương: tượng hình bởi vạch liền ở dưới, vạch đứt ở trên
  • Thái âm: tượng hình bởi vạch đứt ở dưới, vạch liền ở trên
  • Thiếu âm: tượng hình bởi hai vạch đứt

                               Tứ tượng

         Đồng thời Tứ tượng cũng tương ứng với bốn phần của vòng tròn Thái cực đồ

Thiên văn luận

      Trong thiên văn học Trung Quốc, Tứ tượng là bốn cung Đông - Tây - Nam - Bắc của Nhị thập bát tú. Mỗi chòm Thanh Long, Bạch Hổ, Huyền Vũ và Chu Tước được hợp từ bảy chòm sao.

     Chòm Thanh Long (rồng xanh)gồm bảy chòm sao nhỏ hơn hợp thành gồm : Giốc hay Giác (Cá sấu), Cang (rồng), Đê (cu li), Phòng (thỏ), Tâm (cáo), Vĩ (cọp) và Cơ (báo)

     Chòm Bạch Hổ (cọp trắng)gồm: Khuê (sói), Lâu (chó), Vị (trĩ), Mão (gà), Tất (quạ), Chủy (khỉ) và Sâm (vượn)

    Chòm Chu Tước (chim sẻ đỏ) gồm: Tỉnh (cầy), Quỷ (dê), Liễu (hoẵng), Tinh (ngựa), Trương (nai), Dực (rắn) và Chẩn (giun)

     Chòm Huyền Vũ (rùa và rắn đen) gồm: Đẩu (cua), Ngưu (trâu), Nữ (dơi), Hư (chuột), Nguy (én), Thất (heo) và Bích (nhím)

     Các thiên thể trên bầu trời cũng được phân chia thành tứ tượng:

  • Nhật (Mặt Trời) - tương ứng với Thái dương
  • Nguyệt (Mặt Trăng) - tương ứng với Thái âm
  • Tinh (các vì sao đứng yên, định tinh) tương ứng với Thiếu âm
  • Thần (hay Thìn, các ngôi sao chuyển động, hành tinh) tương ứng với Thiếu dương

              (Xem thêm)

     Đối với địa lý phong thủy, hội tụ đủ Tứ tượng Thanh long, Bạch hổ, Chu tước, Huyền vũ là điều cần thiết để có một địa thế đẹp. Ngày xưa, để chọn được nơi để đặt kinh đô, các nhà phong thủy phải tìm nơi hài hòa giữa tứ tượng như nơi đó phải có sông ngòi, đất phải phì nhiêu, dễ đón gió và nhận được ánh mặt trời vừa phải.

    Tứ tượng (Si Xiang) đối ứng hình thái là tứ linh vật hay còn gọi là  bốn thánh thú trong các chòm sao Trung Hoa cổ đại:

      Mỗi thánh thú cai quản một phương và tượng trưng cho một mùa, chúng có những đặc điểm và nguồn gốc riêng. Chúng được miêu tả đầy sinh động trong thần thoại và trí tưởng tượng của người Trung Hoa, và cả trong MangaAnime của Nhật.

      Tứ tượng được đặt cho những cái tên loài người tương ứng khi Đạo giáo trở nên phổ biến. Thanh long có tên là Mang Zhang (Mạnh Chương), Chu tước là Ling Guang (Lăng Quang), Bạch hổ là Jian Bing (Giám Binh), và Huyền vũ là Zhi Ming (Chấp Minh)

     Các thánh thú hợp thành Hệ thống Ngũ hành:

      Tương truyền còn có thánh thú thứ năm, Hoàng Lân (con kỳ lân màu vàng), hay "Hoàng Lân của Trung tâm". Tất cả các thánh thú hợp lại dưới sự cai quản của "trung tâm" là Hoàng Lân, và Hoàng Lân tượng trưng cho nguyên tố Thổ.

Huyền Không luận

     1.Thanh Long _ Phương Đông :
   Thanh Long hay Thương Long là một trong Tứ tượng của Thiên văn học Trung Quốc, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, âm dương, triết học.
Trong thiên văn, Thanh Long chỉ cung gồm 7 chòm sao phương đông trong Nhị thập bát tú, đó là:

                          * Giác Mộc Giảo (sao Giác )
                          * Cang Kim Long (sao Cang)
                          * Đê Thổ Lạc (sao Đê)
                          * Phòng Nhật Thố (sao Phòng)
                          * Tâm Nguyệt Hồ (sao Tâm)
                          * Vĩ Hỏa Hổ (sao Vĩ)
                          * Cơ Thủy Báo (sao Cơ)

     Trong đó Giác là hai sừng của rồng, Cang là cổ của rồng, Đê là chân trước của rồng, Phòng là bụng của rồng, Tâm là tim của rồng, Vĩ là đuôi của rồng, Cơ là phân của rồng. Bảy chòm sao này xuất hiện giữa trời tương ứng với mùa xuân.

     Hai sao Phòng và Tâm là gần nhau nhất trong cung Thanh Long, có nhiều đặc điểm tương đồng về độ sáng, cấu tạo, chu kỳ, ... nên thời được ví như hai chị em sinh đôi.
Thanh Long là linh vật thiêng liêng bậc nhất trong Tứ tượng( thần thú), thời cổ đại gọi là Thương Long, có tượng là hình rồng , có màu xanh lá của hành Mộc ở phương Đông, do đó tương ứng với mùa xuân.

    2.Bạch Hổ _ Phương Tây :
    Bạch Hổ là linh vật thiêng liêng có tượng là hình con hổ , có màu trắng là màu của hành Kim ở phương Tây, do đó tương ứng với mùa thu.
     Bạch Hổ cũng là một trong Tứ tượng của Thiên văn học Trung Quốc, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, thuyết âm dương, triết học.
Chòm Bạch Hổ (Cọp trắng)gồm:
                             * Khuê Mộc Lang (Khuê)
                             * Lâu Kim Cẩu (Lâu)
                             * Vị Thổ Trệ (Vị)
                             * Mão Nhật Kê (Mão)
                             * Tất Nguyệt Ô (Tất)
                             * Chủy Hỏa Hầu (Chủy)
                             * Sâm Thủy Viên (Sâm)

    3. Huyền Vũ _ Phương Bắc :
    Đây là linh vật rất cổ của Trung Hoa. Huyền Vũ là một trong Tứ tượng của Thiên văn học Trung Quốc, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, thuyết âm dương, triết học.Huyền Vũ có màu đen là màu của hành Thủy,do đó tương ứng với mùa đông. Chòm Huyền Vũ gồm :
                              * Đẩu Mộc Giải (Đẩu) 
                              * Ngưu Kim Ngưu (Ngưu) 
                              * Nữ Thổ Bức (Nữ) 
                              * Hư Nhật Thử (Hư) 
                              * Nguy Nguyệt Yến (Nguy) 
                              * Thất Hỏa Trư (Thất) 
                              * Bích Thủy Dư (Bích)

   4. Chu Tước _ Phương Nam :
   Chu Tước là một trong Tứ tượng của Thiên văn học Trung Quốc, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, thuyết âm dương, triết học Phương Đông. Chu Tước thời cổ còn gọi là Chu Điểu (con chim màu đỏ) là linh vật thiêng liêng có tượng là hình con chim sẻ (tước), có màu đỏ (chu) là màu của hành Hỏa ở phương Nam, do đó tương ứng với mùa hạ.
     Trong thiên văn, Chu Tước chỉ cung gồm 7 chòm sao phương nam trong Nhị thập bát tú, đó là:
                                 * Tỉnh Mộc Hãn (sao Tỉnh)
                                 * Quỷ Kim Dương (sao Quỷ)
                                 * Liễu Thổ Chương (sao Liễu)
                                 * Tinh Nhật Mã (sao Tinh)
                                 * Trương Nguyệt Lộc (sao Trương)
                                 * Dực Hỏa Xà (sao Dực)
                                 * Chẩn Thủy Dẫn (sao Chẩn)

      Tương truyền còn có thánh thú thứ năm, Hoàng Lân (con kỳ lân màu vàng), hay "Hoàng Lân của Trung tâm". Tất cả các thánh thú hợp lại dưới sự cai quản của "trung tâm" là Hoàng Lân, và Hoàng Lân tượng trưng cho nguyên tố Thổ.

   Theo Nhật Bản:

Cũng tương tự như Trung quốc
Tên các tứ linh:
                                •Suzaku:Thần Chu Tước_Phượng Hoàng 
                                •Genbu:Thần Huyền Vũ_Rùa Nâu 
                                •Batsuko:Thần Bạch Hổ_Hổ Trẳng
                                •Seiryu:Thần Thanh Long_Rồng Xanh

    28 chòm sao:

       Tiếng Hán và Việt :
    - Đông phương Thanh long (Rồng xanh): Giác (Cá sấu) • Cang (Rồng) • Đê (cu li) • Phòng (thỏ) • Tâm (Cáo) • Vĩ (Cọp) • Cơ (Báo)
Nam phương Chu tước (Chim đỏ): Tỉnh (Cầy) • Quỷ (Dê) • Liễu (Hoẵng) • Tinh (Ngựa) • Trương (Nai) • Dực (Rắn) • Chẩn (Giun)
     - Tây phương Bạch hổ (Cọp trắng): Khuê (sói) • Lâu (chó) • Vị (trĩ) • Mão (gà) • Tất (quạ) • Chủy/Tuy (khỉ) • Sâm (vượn)
     - Bắc phương Huyền vũ (rùa đen và rắn): Đẩu (cua) • Ngưu (trâu) • Nữ (dơi) • Hư (chuột) • Nguy (én) • Thất (heo) • Bích (Nhím)

 

Địa lý Phong thủy luận

Các thông tin cùng loại này
» Tứ linh vật (2010-01-02 22:20:41)
» Tứ linh Thăng Long - linh vật ngàn năm (2010-01-02 22:19:56)
» Tứ Linh Địa (2010-01-02 22:19:00)
  1  
 

CÔNG TY KHOA HỌC NĂNG LƯỢNG TÂM THỨC TOTHA
245 Trịnh Đình Trọng, P.Hòa Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM, VN - ĐT0909777929 - 0908883380 - 0909631630 - 0914359159 - Email:   phapluantotha@gmail.com

Copright 2009 www.totha.vn,
All rights reserved

Lượt truy cập: 16050327
Đang online : 46