CHUYÊN MỤC
ĐỒNG TÂM
LỊCH ÂM DƯƠNG
LIÊN KẾT WEBSITE
Thông tin khoa học cơ bản » Sinh Học  » Chi tiết
 
Nói giọng Hà Nội sau khi bị tai nạn giao thông
Từ đầu tháng 8 đến nay, chị Nguyễn Thị Thảo (46 tuổi), trú ở thôn 1 xã Nghĩa Ninh, thành phố Đồng Hới, Quảng Bình đã khiến người nhà và dân địa phương hết sức bất ngờ khi toàn phát âm tiếng Hà Nội.

Từ đầu tháng 8 đến nay, chị Nguyễn Thị Thảo (46 tuổi), trú ở thôn 1 xã Nghĩa Ninh, thành phố Đồng Hới, Quảng Bình đã khiến người nhà và dân địa phương hết sức bất ngờ khi toàn phát âm tiếng Hà Nội.

 

Sau vụ tai nạn đến nay chị Thảo đã thay đổi giọng nói. Ảnh: CAND.

Chồng chị Thảo, anh Trần Đình Lâm cho biết chị Thảo sinh ra và lớn lên ở Quảng Bình, nói giọng Quảng Bình. Ngày 25/7, trên đường đi chặt cây bạch đàn về chị bị một người đi xe máy đâm ngã. Vụ tai nạn làm chị đập đầu xuống đường, ngất gần 4 tiếng, sau đó được gia đình đưa vào Bệnh viện Trung ương Huế điều trị.

Ngày 7/8, chị Thảo xuất viện về nhà và bắt đầu nói giọng Hà Nội. Theo chị Thảo chị nói hoàn toàn bình thường, không thấy vướng hay khó khăn gì khi phát âm.

Tiến sĩ Nguyễn Chánh - nguyên chủ nhiệm bộ môn ngoại dã chiến, Bệnh viện Quân y 103 - cho rằng trường hợp chị Thảo có thể là do vụ tai nạn đã làm một vùng não bộ có sự thay đổi về ngôn ngữ. ]

Năm 2008, tại Canada cũng ghi nhận một người phụ nữ tên là Rosemary sống ở phía nam Ontario bị đổi giọng sau cơn đột quỵ. Gia đình nhận thấy sự thay đổi trong giọng nói của bà hai năm sau khi bà qua khỏi cơn nguy kịch.

Điểm khác biệt là trong khi hầu hết các trường hợp mắc hội chứng giọng lạ (FAS), người bệnh nói bằng một giọng "nước ngoài" mới, thì Rosemary lại phát âm như giọng Anh Canada ở vùng Maritime. Chẳng hạn, bà nói một vài từ theo cách khác với trước khi đột quỵ, như từ "dat" thay cho "that", từ "tink" thay cho "think". Bà cũng phát âm "greasy" thành "gracey," và "dog" gần giống từ "rogue."

Thế nhưng, bà lại chưa bao giờ đến thăm vùng đất Maritime hay tiếp xúc với ai có giọng ở vùng bờ Đông. Gia đình bà gốc Ireland và Đan Mạch, cha mẹ bà cũng chưa hề sống ở nơi nào khác ngoài vùng nam Ontario.

Các chuyên gia cho biết sự thay đổi trong giọng nói này là do các hư hại thần kinh trong một vài phần của não bộ.

Tại Anh, vào năm 2010 cũng ghi nhận một người bị thay đổi giọng nói sau 20 năm sống chung với chứng đau nửa đầu.

 

 Bà Kay Russell nói giọng nước ngoài sau 20 năm bị chứng đau nửa đầu. Ảnh: Swns.

Bà Kay Russell, 49 tuổi cho biết, tối hôm đó bà đi ngủ sớm vì cơn đau đầu dữ dội. Đến sáng hôm sau khi thức dậy thì không ai trong gia đình có thể nhận ra tiếng của bà vì bà nói bằng giọng Pháp. Giọng nói không trong, có cảm giác ngèn nghẹt, âm hưởng giọng nói không có độ vang. Bình thường, những cơn đau nửa đầu có thể khiến bạn bị ói, nhạy cảm với ánh sáng hoặc trong một vài trường hợp thì tạm thời bị tê liệt chân tay.

Không những thế, cách viết của bà cũng thay đổi, viết đúng như cách phát âm. Chẳng hạn, bà nói từ "peoples" chứ không phải "people" (mọi người) và bà cũng viết thành "peoples".

Theo Metro, bà Russell chỉ là một trong số 60 người trên thế giới bị hội chứng nói giọng nước ngoài (FAS) do tổn thương phần não kiểm soát lời nói và từ ngữ do đột quỵ hoặc chấn thương. Các nguyên nhân khác cũng đã được báo cáo bao gồm cả bệnh đa xơ cứng - một chứng rối loạn não bộ, tủy sống và rối loạn chuyển dạng - chuyển từ. Trong một số trường hợp thì lại không xác định được nguyên nhân.

Đây là một căn bệnh phức tạp khiến giọng nói bị thay đổi về ngữ điệu và trọng âm, chỉ ảnh hưởng đến một số rất ít bệnh nhân. Hội chứng khiến cho người bệnh nói thứ ngôn ngữ bản địa theo cách như người nước ngoài đang nói. Chẳng hạn, một người bản địa châu Mỹ có thể nói bằng giọng mang ngữ âm kiểu Pháp.

Những người mắc hội chứng này được ghi nhận ở nhiều nước trên thế giới, bao gồm thay đổi giọng từ Nhật sang Hàn Quốc, tiếng Anh sang Anh - Pháp, Mỹ sang Anh và Tây Ban Nha sang Hungary... Sự thay đổi giọng nói này có thể kéo dài vài ngày, vài tuần, vài tháng, vài năm hoặc là mãi mãi.

Hiện các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra cách chữa trị căn bệnh này. (Xem tiếp)

Các thông tin cùng loại này
» Đột phá trong nghiên cứu (2013-05-10 12:08:35)
» Chìa khóa bất tử con người nằm ở loài giun? (2013-05-10 12:04:09)
» Phát hiện "chìa khóa" cải lão hoàn đồng (2013-05-10 12:01:38)
» Tính cách thay đổi sau khi ghép nội tạng (2013-05-10 11:20:06)
» Giác quan thứ 6 kỳ bí hay chuyện thường? (2012-12-07 09:58:10)
» Cái chết bí ẩn của các nhà nghiên cứu UFO (2012-12-05 22:34:58)
» Loài người đang ngày càng ngu đi? (2012-12-05 15:47:19)
» Vũ trụ có mùi gì? (2012-11-22 17:08:00)
» Phát hiện một loại mùi mới (2012-11-22 17:06:09)
» Những tín hiệu bí mật của mồ hôi người (2012-11-07 16:58:46)
» Con người có thể ngửi mùi của sợ hãi (2012-11-07 16:49:59)
» Bộ nhớ kỳ lạ của nấm nhầy (2012-10-20 10:33:09)
» Dự đoán hình ảnh loài người 1000 năm sau (2012-10-17 15:33:57)
» Khả năng thôi miên của chồn (2012-10-15 11:43:33)
» Loài nhện trở nên thiện chiến sau khi bị... "thiến" (2012-10-06 11:19:22)
» Thính lực siêu phàm của cú (2012-10-06 11:08:55)
» Cà độc dược có thể khiến người khỏa thân (2012-09-29 11:56:46)
» Điểm tương đồng giữa hoạt động của não người và ong (2012-09-29 11:30:05)
» Yêu thương để trường thọ (2012-09-28 10:27:45)
» Cái giá của trường thọ (2012-09-28 10:23:10)
  1  2 3 4 5 6 7 8 9  Trang Tiếp
 

CÔNG TY KHOA HỌC NĂNG LƯỢNG TÂM THỨC TOTHA
245 Trịnh Đình Trọng, P.Hòa Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM - ĐT0909777929 - 0908883380 - 0909631630 Email:  tothaho@gmail.com, phapluantotha@gmail.com

 

Copright 2009 www.totha.vn,
All rights reserved

Lượt truy cập: 16321128
Đang online : 13