CHUYÊN MỤC
ĐỒNG TÂM
LỊCH ÂM DƯƠNG
LIÊN KẾT WEBSITE
Thông tin khoa học cơ bản » Môi Sinh  » Chi tiết
 
Địa tai
Thiên tai , Địa tai , Nhân tai.Đấy chính là điều trăn trở chung của toàn nhân loại...Còn đâu nữa những nét hồn nhiên của vạn vật...còn đâu nữa bầu không khí trong lành thanh khiết,hàng cây xanh bóng mát,tiếng chim hót líu lo,nụ cười hiền hòa rạng rở trên khuôn mặt của mọi người,tinh thần an lạc không chút lo toan vì phải mãi chạy đua với cuộc sống vật chất ngày nay...và bây giờ phải đối phó với hậu quả do chính mình gây ra...

      Còn đâu nữa những nét hồn nhiên của vạn vật...còn đâu nữa bầu không khí trong lành thanh khiết, còn đâu nữa dáng dấp dòng sông trong xanh uốn khúc hiền hoà làm thành mạch sống an vui thanh bình cho vạn vật, còn đâu nữa hàng cây thân yêu bóng mát buổi trưa hè đong đưa cùng tiếng chim hót líu lo vang khúc.., nụ cười hiền hòa rạng rở trên khuôn mặt của mọi người, tinh thần an lạc không chút lo toan vì phải mãi chạy đua với cuộc sống vật chất như ngày nay gây nên ô nhiễm môi sinh (tiếng ồn, khí thải, rác thải, phóng xạ, vũ khí sinh học,...), mất cân bằng sinh thái (núi,rừng,quặng mỏ, biển, sông hồ, đồng bằng bị khai thác bừa bãi, dân số gia tăng,...). Và bây giờ, chúng ta phải đối phó với những hậu quả do chính mình gây ra : những trận động đất kinh hoàng, sự phun trào của núi lửa, sự cuồng loạn của sóng thần huỷ diệt tất cả chỉ trong phút chốc! Sự đăm chiêu buồn bã, tinh thần rối loạn trên mọi con người khiến mất đi sự thành thật của cái ta ngày ấy..., bệnh tật + đói nghèo tràn lan, vạn vật tiêu điều (do sông nuớc, biển hồ, thực phẩm bị nhiễm độc,..làm hủy hoại dần sức sống cùa vạn vật) thế là...vạn vật tất nhiên sẽ mất dần đi nét hồn nhiên, chân thật đó là cái ta Chân-Thiện-Mỹ của ngày ấy...Tất cả hậu quả đó chính là Địa tai! 

      Còn hơn 100 người sống dưới đỉnh núi nứt 

     (TNO) Ngày 10.10, H.Đông Giang (Quảng Nam) đã di dời khẩn cấp 15 hộ dân với 60 người ở thôn Ađiêu, xã Arooi ra khỏi vùng sạt lở, lũ quét nguy hiểm.

    Đây là khu vực bị sạt lở núi và lũ quét trong cơn bão số 9, làm 8 nhà dân bị vùi lấp hoàn toàn, 7 nhà khác bị hư hại nặng, không thể khắc phục được. Cả thôn bị cô lập 10 ngày.

    Cho đến ngày 9.10, lãnh đạo huyện và đoàn cứu trợ phải cắt rừng mới vào được trong thôn để tiếp tế và giúp dân khắc phục hậu quả thiên tai.

    Theo ông Đỗ Tài - Phó chủ tịch UBND huyện, ngoài 15 hộ di dời khẩn cấp, trong thôn Ađiêu vẫn còn 42 hộ, trong đó có đến 28 hộ với 127 người đang sống ngay dưới đỉnh núi Ađiêu - đỉnh núi bị nứt sau cơn bão số 9. Hiện vết nứt đang rộng dần và có nguy cơ đổ sập lên thôn Ađiêu bất kỳ khi nào. 

   Nguy cơ sóng thần mới tại Thái Bình Dương

Tâm chấn cơn động đất nằm ở gần Vanuatu. Ảnh: Reuters.

      Các quốc gia Thái Bình Dương lại hoảng hốt trước nguy cơ xảy ra sóng thần vào hôm nay, sau khi hai cơn động đất lớn dưới đáy biển xảy ra.
>
Vì sao dộng đất dồn dập

      Người dân chạy náo loạn lên các vùng đất cao để tránh nguy cơ những con sóng chết người ập tới.

      Trung tâm Cảnh báo sóng thần Thái Bình Dương đã đưa ra cảnh báo sóng thần với 11 quốc gia, trong đó có Papua New Guinea, Fiji, Vanuatu và New Caledonia.

         Trung tâm dự báo tại Hawaii cũng cảnh báo sóng thần cho các nước ở phía tây Thái Bình Dương, bao gồm Australia, New Zealand, Indonesia và Samoa - nơi hơn 150 chết vì đợt sóng thần vào tuần trước.

         Tuy nhiên, đến cuối ngày, cảnh báo sóng thần đã được hủy bỏ sau khi các chuyên gia ghi nhận chỉ có những cơn sóng nhỏ xuất hiện sau động đất.

         Tuy vậy, các quan chức tại New Caledonia - một vùng của Pháp - cũng đã kịp sơ tán người dân lên các vùng đất cao hơn. Trước đó, cả quốc gia đã chuẩn bị sẵn tinh thần đối mặt với một cơn sóng thần sẽ xảy ra vào lúc 11h15 sáng (giờ địa phương) vào hôm nay.

         Trung tâm cảnh báo sóng thần tại Hawaii cho biết vẫn cân nhắc để xem có nâng mức cảnh báo không, sau khi hai trận động đất xảy ra dưới đáy biển nằm giữa Vanuatu và quần đảo Solomon, với cường độ 7,8 và 7,3 độ Richter.

         Phát ngôn viên của Bộ xử lý khẩn cấp và bảo vệ dân sự của New Zealand cũng cho biết đã khuyến cáo người dân không ra bãi biển hoặc đi tàu ngoài khơi. Cơ quan này cũng đang chờ đợi thêm thông tin để thực hiện các biện pháp tiếp theo.

          Một người dân ở làng Luganville ven biển phía nam đảo Espiritu Santo của Vanuatu cho biết cơn địa chấn đã làm rung chuyển cả ngôi làng, nhưng chưa có báo cáo nào về mức thiệt hại hay sự gia tăng mực nước biển.

      "Mọi người đều hoảng sợ và chạy náo loạn ra đường phố", Florence Cari cho Reuters biết. "Mặt biển không thay đổi nhưng chúng tôi không biết liệu có gì xảy ra không".

         Ngay trước khi xảy ra động đất ở Thái Bình Dương, một cơn rung chấn 6,7 Richter cũng xảy ra ở phía đông nam quần đảo Sulu của Philippines, nơi vừa bị tấn công bởi một cơn bão mạnh làm chết ít nhất 22 người.

5.000 người Indonesia chết vì động đất

Nhân viên cứu hộ tìm kiếm nạn nhân động đất tại Padang, Sumatra. Ảnh: AP.

      Lực lượng cứu hộ ngừng tìm kiếm người sống sót tại khu vực động đất ở thành phố Padan trên đảo Sumatra, trong khi số người chết có thể lên đến 5.000.
>
Hình ảnh kinh hoàng về động đất Indonesia

      Giới chức địa phương và các chuyên gia cứu trợ nước ngoài, những người đổ đến đây sau khi trận động đất 7,6 độ Richter xảy ra ở hòn đảo, nói rằng họ ngừng tìm kiếm người sống sót, theo Telegraph.

       Priyadi Kardono, phát ngôn viên cơ quan cứu trợ thiên tai Indonesia, cho biết việc tìm kiếm người sống sót tại Padang đã dừng lại tối qua. Michel Mercier, phát ngôn viên nhóm cứu hộ Thụy Sĩ cho biết nhóm của anh gồm 115 người chuẩn bị về nhà. "Chúng tôi chỉ cứu được 6 người sống sót", Mercier nói.

        Liên Hợp Quốc cho biết số người chết được xác nhận là 1.100 người nhưng tổng số thực tế có thể lên đến 5.000. Trước đó, khoảng 3.000 người được cho là còn nằm trong đống đổ nát.

         Nỗ lực cứu trợ giờ đây chuyển sang giúp đỡ những người sống sót và khống chế tình trạng bệnh tật đang có nguy cơ bùng phát do hàng nghìn thi thể còn kẹt trong các đống đổ nát gây ra.

         Hàng viện trợ gồm thuốc men, nhu yếu phẩm, lều bạt và nước uống tiếp tục đổ về Padang, nơi hàng chục nghìn người đang sống trong tình trạng không nhà cửa. Mưa lớn khiến cho việc vận chuyển hàng hóa đến các vùng bị cô lập sau động đất càng trở nên khó khăn hơn.

         Các quan chức ngành y tế nói rằng họ đang chạy đua với thời gian để phòng dịch. Theo đánh giá của Liên Hợp Quốc, có hơn 1,1 triệu người sống trong 10 huyện bị động đất trên đảo Sumatra. Chính phủ Indonesia cho biết, hơn 30.000 ngôi nhà, trường học, giáo đường, bệnh viện và cơ quan chính phủ hư hỏng hoặc sụp đổ - chiếm 17% cơ sở hạ tầng địa phương.

 Hơn 200 người chết vì lũ lụt tại Ấn Độ

        Mưa lớn trong suốt năm ngày đã gây ngập lụt tại hai bang phía nam của Ấn Độ. Ít nhất 205 người thiệt mạng và 750.000 người mất nhà cửa.

Trực thăng quân sự thả nước sạch và lương thực xuống những làng bị nước lũ bao vây tại bang Karnataka vào ngày 4/10. Ảnh: AP.

         Theo AP, nước lũ nhấn chìm nhiều làng mạc, cắt đứt nhiều hệ thống giao thông và làm tê liệt hệ thống thông tin liên lạc. Nhiều vùng rộng lớn thuộc hai bang Andhra Pradesh và Karnataka chìm trong nước. Các máy bay trực thăng của quân đội thả lương thực và nước uống xuống hàng trăm làng bị nước lũ bao vây.

         Thống kê của giới chức cho hay 168 người tại bang Karnataka đã chết và hơn 300.000 người rời bỏ nhà cửa, tính tới hết ngày chủ nhật. Bang Andhra Pradesh có 37 người chết và khoảng 450.000 người sơ tán. Cảnh sát cho biết, phần lớn nạn nhân chết do nhà sập hoặc bị nước cuốn ra sông. Hàng nghìn người vẫn mắc kẹt trong các làng.

         Tình trạng lũ lụt trở nên tồi tệ hơn sau khi chính quyền xả nước từ các đập và hồ chứa ở hai bang do mực nước dâng quá cao.

         Hai bang Andhra Pradesh và Karnataka vừa trải qua đợt hạn hán nghiêm trọng vài tuần trước đây do mùa mưa đến muộn. Các chuyên gia thời tiết cho rằng, một vùng áp thấp ở vịnh Bengal đã gây nên những cơn mưa lớn và bất ngờ.

         Có lẽ điều đáng chú ý ở đây là 2 trận động đất lớn, một trận 8,3 độ gần Samoa ngày 29/9 và tiếp theo đó là một trận động đất 7,6 độ richter ở tây Indonesia.

                                        

                   

 

 

 

 

 

 

 

 

 

    

 Hình ảnh sóng thần tiến vào sân bay quốc tế Tafuna, thủ phủ Pago Pago, American Samoa, ngày 29/9.

        Tâm chấn của 2 trận động đất này nằm cách nhau 7.600km, nhưng Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ đã từ chối cho biết liệu chúng có liên quan gì đến nhau hay không.

        Ông Miller cho hay: “Chúng tôi chỉ thấy trung bình có khoảng từ 5-10 trận động đất với cường độ kiểu này trên toàn cầu mỗi năm. Vì vậy 2 trận động đất xảy ra trên cùng một khu vực trong vòng có 18 tiếng đồng hồ có vẻ như khá trùng hợp”.

         Trái đất được bao phủ bởi những mảng kiến tạo khá mỏng, tạo nên lớp vỏ bên ngoài của trái đất – còn được gọi là thạch quyển. Tất cả những mảng kiến tạo này đều liên kết với nhau và liên tục chuyển động, tạo ra áp lực dọc các đường ranh giới giữa chúng. Động đất xảy ra khi áp lực này đạt tới đỉnh điểm nguy hiểm, giống như một sợi dây cao su khi bị kéo tới điểm giới hạn sẽ bị đứt.  

     Đó có vẻ như là lý do khiến một trận động đất lớn ở một địa điểm có thể tạo ra thêm lực cần thiết cho một địa điểm khác gần đó, kéo sợi dây cao su tới điểm đứt, gây ra một trận động đất khác nữa”, ông Miller giải thích.

        Khu vực xảy ra 2 trận động đất mạnh liên tiếp trong vòng 24 giờ.

        Một điều khó hiểu nữa là: Cả hai trận động đất này đều xảy ra ở dọc những điểm cuối đối diện nhau của cùng một mảng kiến tạo, mảng Úc. Mảng kiến tạo Úc này giáp giới với mảng Thái Bình Dương về phía đông (trận động đất ở Samoa xảy ra dọc đường biên này) trong khi ở phía tây, nó giáp với mảng Á – Âu.

        Rất nhiều mảng kiến tạo này bao quanh lòng chảo Thái Bình Dương, tạo nên một vòng cung động đất, núi lửa, được biết đến là “Vành đai lửa”. Vành đai này thực chất có hình vành móng ngựa rộng 40.000km, nơi “quy tụ” hầu hết các hoạt động núi lửa của trái đất ở trên mực nước biển và hầu hết các trận động đất của thế giới.

         Vậy trận động đất ở Samoa có giúp thúc đẩy động đất ở Indonesia?

     “Chúng tôi không thể nói chắc chắn, nhưng có vẻ điều đó rất có lý”, Miller nhận xét.

     “Các nhà khoa học chắc chắn sẽ nguyên cứu những điều này và cố gắng tìm mối liên hệ có thể xâu chuỗi chúng với nhau, với một đích cuối cùng là một ngày nào đó có thể đưa ra được cảnh báo trước các trận động đất chết người như thế này”. 

Số người thiệt mạng trong 2 trận động đất mới đây của Indonesia có thể lên tới hàng ngàn.

     Trận động đất lớn nhất từng đo được là trận động đất mạnh 9,5 độ richter xảy ra trong vành đai dọc bờ biển Chile. Sau đó nó đã tạo ra sóng thần giết chết khoảng 2.000 người trước khi “toả ra” làm 61 người ở Hawaii và 122 người ở Nhật Bản thiệt mạng.

     Hồi tháng 12/2004, trận động đất đo được ít nhất là 9 độ richter đã làm rung chuyển bờ biển phía bắc đảo Sumatra, Indonesia, gây ra một trận sóng thần khủng khiếp ở Ấn Độ Dương, khiến hơn 200.000 người ở 11 quốc gia thiệt mạng. Sức tàn phá của nó đối với Indonesia, Thái Lan và Sri Lanka là vô cùng thảm khốc.

Trong khi đó, đợt phun trào núi lửa khủng khiếp nhất trong lịch sử gần đây là ở Krakatoa, Indonesia vào tháng 8/1883. Nó đã gây ra sóng thần cao tới 40m, ập vào các hòn đảo gần đó, phá huỷ hàng trăm làng mạc, giết chết hàng chục ngàn người (CNN)

Trận động đất lớn nhất từng đo được là trận động đất mạnh 9,5 độ richter xảy ra trong vành đai dọc bờ biển Chile. Sau đó nó đã tạo ra sóng thần giết chết khoảng 2.000 người trước khi “toả ra” làm 61 người ở Hawaii và 122 người ở Nhật Bản thiệt mạng.

        Hồi tháng 12/2004, trận động đất đo được ít nhất là 9 độ richter đã làm rung chuyển bờ biển phía bắc đảo Sumatra, Indonesia, gây ra một trận sóng thần khủng khiếp ở Ấn Độ Dương, khiến hơn 200.000 người ở 11 quốc gia thiệt mạng. Sức tàn phá của nó đối với Indonesia, Thái Lan và Sri Lanka là vô cùng thảm khốc.

        Trong khi đó, đợt phun trào núi lửa khủng khiếp nhất trong lịch sử gần đây là ở Krakatoa, Indonesia vào tháng 8/1883. Nó đã gây ra sóng thần cao tới 40m, ập vào các hòn đảo gần đó, phá huỷ hàng trăm làng mạc, giết chết hàng chục ngàn người       (CNN)

      *Trái đất mong manh

      *Băng tan sẽ gây khủng hoảng lương thực toàn cầu

      *Bảo cát tấn công thành phố Ả rập

      * Những người bị ảnh hưởng nhất vì trái đất nóng lên

      *Động đất ở Italy đã được cảnh báo trước

      *Động đất Indonesia lan tới cả Trung Quốc

      * Lũ đã xóa tên làng

      *Sông Hồng cạn trơ đáy       

      *Sông Đồng Nai đang chết 

       *Lở đất kinh hoàng ở Brazil  
       
*Mỗi ngày 2 trận “động đất”

       *Mùa đông khắc nghiệt

       *Haiti tang thương do động đất 

       *Không thể ngăn chặn sự dâng lên của biển

       *Động đất cực mạnh tại Chile

       *Sóng thần san phẳng một thị trấn Chile

       *Núi lửa Iceland có thể gây họa cho cả thế giới

       *Băng vỡ gây sóng thần tại Peru 

       *Hạn hán trên sông Mekong

       *Đại hạn tại miền Trung ngày càng khốc liệt

       *Châu Á sắp đối mặt khủng hoảng nước

         * Thảm cảnh ở Pakistan

         *Trung Quốc tìm thấy hơn 1.100 người chết vì lở đất

      *Mê Kông đang chết

      *Núi lửa Indonesia tiếp tục phun trào

    *Lũ nhấn chìm 31 tỉnh của Thái Lan    

     *Úc: thiệt hại hàng chục tỉ USD vì lũ lụt

    *Thảm họa tồi tệ nhất lịch sử Brazil

     *Cảnh tượng kinh hoàng ở New Zealand

     *Siêu động đất tàn phá Nhật Bản

           *Bão quét miền trung tây nước Mỹ

       *Lũ lụt hoành hành ở châu Á

Các thông tin cùng loại này
» Nhân tai (2016-10-31 17:07:19)
» Thêm bằng chứng về ngày tận thế? (2011-11-29 09:27:51)
» Trái đất “cõng” được bao nhiêu người? (2011-10-20 10:42:38)
» Sứa đe dọa nhà máy điện hạt nhân (2011-07-12 11:11:11)
» Tìm ra nguyên nhân mực khổng lồ bị chết (2011-05-10 08:29:04)
» Những 'thành phố ma' ở Nhật Bản (2011-04-20 09:17:01)
» Trùng hợp kỳ lạ động đất Tứ Xuyên – Nhật (2011-04-03 11:11:05)
» Ngày 13.4.2036, thiên thạch sẽ tàn phá Trái đất? (2011-03-10 18:51:19)
» Cực từ Bắc đang chuyển đến Nga (2011-04-03 11:13:10)
» Chim chết hàng loạt xuất hiện cả ở Mỹ và Thụy Điển (2011-03-10 11:24:08)
» Hàng triệu cá chết tại bến cảng Mỹ (2011-03-10 11:11:51)
» Bệnh lạ tấn công đàn hươu (2011-02-25 08:29:26)
» Ô nhiễm không khí tại Bắc Kinh đạt mức kỷ lục (2011-02-23 14:30:02)
» Hàng trăm cá voi chết tại New Zealand (2011-02-21 15:58:36)
» Tình trạng ấm lên toàn cầu gây hậu quả khủng khiếp (2011-02-13 17:43:00)
» "Hàng rào không gian" mới trên quỹ đạo (2011-02-13 17:25:38)
» Thời tiết cực đoan: hiện thực của một thế giới nóng (2011-01-24 09:34:32)
» Đức đau đầu vì “rác con người” (2011-01-13 16:11:59)
» Khí gây mê là “sát thủ” môi trường (2011-01-13 16:12:18)
» Siêu núi lửa đe dọa châu Âu (2011-01-08 10:35:18)
  1  2 3  Trang Tiếp
 

CÔNG TY KHOA HỌC NĂNG LƯỢNG TÂM THỨC TOTHA
245 Trịnh Đình Trọng, P.Hòa Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM - ĐT0909777929 - 0908883380 - 0909631630 Email:  tothaho@gmail.com, phapluantotha@gmail.com

 

Copright 2009 www.totha.vn,
All rights reserved

Lượt truy cập: 17511214
Đang online : 82